Top mẫu nhà tiền chế mái thái đẹp & Báo giá 2022

nhà tiền chế mái thái

Hiện nay, xây dựng nhà tiền chế mái thái đã và đang trở thành xu hướng xây dựng hiện đại bởi những tiện ích mà nó mang lại, đặc biệt là thời gian thi công nhanh chóng và kết cấu vững chắc. Vậy nhà tiền chế mái thái là gì? Cấu tạo của nhà tiền mái thái như thế nào? Có nên xây dựng nhà thép tiền chế mái thái không? Và mẫu nhà khung thép tiền chế mái thái nào đẹp? Chi phí xây dựng mẫu nhà này hết bao nhiêu tiền? 

Hiểu được vấn đề này, Bdbcons đã tổng hợp tất cả những thông tin quan trọng liên quan đến nhà khung thép tiền chế mái thái trong bài viết dưới đây. Hãy cùng tham khảo nhé!

Nhà tiền chế mái thái là gì?

Nhà tiền chế mái thái là kiểu nhà được sử dụng phổ biến trong những công trình xây dựng dân dụng thay thế cho nhà bê tông truyền thống và được thiết kế sẵn bao gồm nhiều phần cấu kiện bằng thép khác nhau. Về cơ bản, mẫu nhà này cũng khá giống với những mô hình nhà tiền chế dân dụng khác. Tuy nhiên, chúng chỉ khác nhau ở phần mái tạo nên vẻ đẹp ấn tượng riêng. Thay vì thiết kế mái bằng, mái ngang như thông thường, các gia chủ đã lựa chọn mái thái cho ngôi nhà của mình. 

Để xây dựng nên một ngôi nhà tiền chế mái thái hoàn chỉnh cần thực hiện 3 công đoạn: 

  • Thiết kế bản vẽ cơ bản và chi tiết 
  • Gia công các cấu kiện cần thiết theo bản vẽ 
  • Lắp ráp các cấu kiện đã gia công để hoàn thiện ngôi nhà 

Chỉ trải qua nhiều công đoạn đơn giản nên việc thi công hoàn toàn nhanh chóng, phù hợp với xu thế xây dựng của thời đại công nghiệp hóa hiện nay.

Cấu tạo của nhà tiền chế mái thái

So với cấu tạo và đặc điểm của các kiểu nhà khác, nhà khung thép tiền chế mái thái không có nhiều khác biệt. Tuy nhiên, phần mái nhà được thiết kế cầu kỳ và tốn nhiều công sức hơn. Một điểm khác giữa nhà tiền chế dân dụng và nhà  thép tiền chế mái thái đó là thay vì sử dụng vật liệu được chế tạo sẵn thì nhà khung thép tiền chế mái thái được kết hợp với tường gạch.

Những cấu kiện thép để xây dựng mẫu nhà này được sản xuất trực tiếp tại xưởng nên sẽ không tốn nhiều thời gian và diện tích thi công, tuy nhiên, nhà tiền chế mái thái có đặc điểm cấu tạo chi tiết như sau:

Phần móng

Phần móng vẫn được làm bằng bê tông cốt thép để đảm bảo sự bền vững cho ngôi nhà và tránh được những tác động của thời tiết. Và phần bu lông móng cũng được coi là cấu kiện quan trọng nhất nên nó cần được thiết kế phù hợp để đảm bảo kết nối các cấu kiện và tạo sự ổn định và an toàn cho toàn bộ công trình.

Khung nhà thép

Khung thép nhà tiền chế mái thái được thiết kế theo hình chữ H hoặc cột tròn để chịu lực từ trên mái nhà hoặc các bức tường dồn vào. Bên cạnh đó, dầm được thiết kế theo hình chữ I và các xà gồ sẽ được thiết kế theo các dạng khác nhau tùy theo chiều cao và nhu cầu sử dụng của mỗi gia đình. Ngoài ra, độ dốc của mái nhà thường được thiết kế khoảng 5-15%, không nên để mái quá dốc. Khi gia chủ thiết kế khung nhà thép như vậy thì các bước nhịp có thể vượt mức với độ khẩu lớn, giúp tiết kiệm diện tích xây dựng.

khung nhà tiền chế mái thái
Thi công xây dựng nhà tiền chế mái thái trọn gói

Kết cấu phụ

Kết cấu phụ ở đây thường là mái nhà, nó có thể được kết hợp với mái bên trong để cung cấp ánh sáng tự nhiên cho ngôi nhà. Sau đó là phần giếng trời hay phần tường bao quanh, tùy theo diện tích và kết cấu ngôi nhà mà phần tường này là khác nhau và nó có thể làm bằng thép hoặc bê tông cốt thép.

Bên cạnh những thông tin về cấu trúc và đặc điểm của nhà tiền chế mái thái mà Bdbcons chia sẻ với bạn thì bạn cũng hãy quan tâm đến chiều rộng, chiều dài, chiều cao, độ dốc mái, bước cột và tải trọng của toàn bộ  công trình. Ngoài ra, hệ thống móng và khung thép chịu lực theo phong cách thiết kế phải liền mạch để bảo vệ độ chắc chắn của toàn bộ công trình.

Có nên xây dựng nhà thép tiền chế mái thái không?

Một câu hỏi vẫn được  nhiều người quan tâm đó là có nên xây dựng nhà thép tiền chế mái thái hay không. Trước khi quyết định lựa chọn kiểu xây dựng mái thái cho ngôi nhà của mình, bạn cũng cần nắm được những ưu điểm vượt trội của những ngôi nhà tiền chế mái thái khiến bạn muốn sở hữu thay vì những ngôi nhà bê tông kiểu cột thái thông thường. Do đó, Vì vậy, Bdbcons sẽ chia sẻ cho bạn ngay sau đây nhé!

Thiết kế linh hoạt và tuổi thọ cao

Nhà tiền chế mái thái thường nhẹ hơn rất nhiều so với những ngôi nhà truyền thống, đặc biệt phù hợp với những địa hình thấp và yếu, dễ dàng xây dựng và sử dụng. Đặc biệt, tất cả các vật liệu và cấu kiện của ngôi nhà đều được cắt và chế tạo sẵn để bạn có thể di chuyển dễ dàng và linh hoạt trong việc tạo hình, kéo, nén và uốn các khung tạo nên các hoa văn độc đáo và bắt mắt. Vì lý do này, tuổi thọ của các ngôi nhà có thể lên đến 100 năm.

Thời gian thi công nhanh

Thời gian thi công nhà tiền chế mái thái diễn ra khá nhanh nên chỉ cần mất một khoảng thời gian hợp lý là bạn đã có thể sở hữu một công trình hoàn thiện. Việc lắp đặt và thi công nhà thép tiền chế rất dễ dàng và nhanh chóng nên đây cũng là một ưu điểm giúp tiết kiệm chi phí đầu tư.

Tiết kiệm chi phí

Với thị trường hiện nay, xây dựng nhà tiền chế mái thái rẻ hơn 30%  so với  đầu tư xây ngôi nhà thông thường. Vì vậy, đây sẽ là một phương án xây dựng rất hợp lý cho những ai muốn có một ngôi nhà đẹp và rẻ. Ngoài ra, với độ bền tương đối, vật liệu thép dễ kiếm, bạn có thể tiết kiệm được một khoản chi phí bảo hành và tân trang lại nhà.

Thân thiện với môi trường

Nhà thép tiền chế mái thái đều được lắp ghép sử dụng và tái chế lại tất cả các cấu kiện và vật liệu xây dựng của ngôi nhà. Từ đó, giảm đáng kể lượng rác thải xây dựng và góp phần bảo vệ môi trường xanh-sạch-đẹp.

Tất cả những ưu điểm mà Bdbcons chia sẻ ở trên có thể giúp bạn hiểu rõ và đưa ra quyết định có nên xây dựng nhà thép tiền chế hay không. Do đó, nếu bạn cảm thấy phù hợp với nhu cầu của mình thì đừng ngần ngại mà không đầu tư một ngôi nhà tiền chế mái thái khang trang nhưng chi phí lại vô cùng phải chăng nhé!

Mẫu nhà tiền chế mái thái đẹp

Để khách hàng dễ hình dung hơn, Bdbcons sẽ giới thiệu 10 mẫu nhà khung thép tiền chế mái thái đẹp, chi phí không quá đắt với nhiều loại hình khác nhau tùy theo nhu cầu sử dụng của bạn.

1. Nhà tiền chế mái Thái kiểu Việt

Đây là sự kết hợp hoàn hảo giữa phần mái thái và phần kiến ​​trúc bên dưới của nước ta. Khung nhà vẫn là khung thép tiền chế nhưng các vật liệu xây dựng mang đậm nét truyền thống như gạch đỏ, ngói, gạch men,… nhằm lưu giữ nét văn hóa đặc trưng trong xây dựng nhà của người dân Việt.

2. Nhà tiền chế mái thái phong cách hiện đại

Đây là ngôi nhà được xây dựng theo phong cách hiện đại với khung thép tiền chế, được thiết kế cửa chính và cửa sổ được lắp kính lớn nên luôn được đón ánh sáng vào nhà. Tuy nhiên, phần mái vẫn giữ được nét đặc trưng của kiến ​​trúc Thái Lan, với nhiều lớp mái xếp chồng lên nhau rất đẹp.

3. Nhà tiền chế mang đậm văn hoá Thái

Những mẫu nhà truyền thống thường thấy ở Thái Lan được xây dựng bằng thép tiền chế thể hiện vẻ đẹp giao thoa giữa truyền thống và hiện đại. Phía ngoài ngôi nhà được lát gạch màu trung tính nên đã trở thành điểm nhấn bởi sơn nền màu trắng rất bắt mắt.

4. Nhà tiền chế mái Thái dạng thấp

Thay vì kiểu phần mái Thái có độ chùng xuống thông thường thì ở mẫu thiết kế này mái thái được thiết kế với góc nghiêng nhỏ, có độ thoải ít hơn nên tạo sự cân đối lâu dài giữa phần mái và phần thân của ngôi nhà. Ngoài ra, kết cấu thép tuy nhỏ nhưng được gia công chắc chắn lại với nhau để đảm bảo an toàn và bền bỉ trong nhiều năm tới.

5. Nhà tiền chế mái thái cách điệu

Một biến thể cách điệu khác của nhà khung thép tiền chế mái thái được nhiều gia đình ưa chuộng đó là phần mái được thiết kế cao và các mái chồng lên nhau. Ngoài ra, kết cấu nhà hình chữ L rộng rãi thông thoáng, có thể tận dụng các góc sân làm gara xe hoặc sân chơi cho trẻ em.

nhà tiền chế mái thái

6. Nhà thép tiền chế thiết kế mái thái lạ mắt

Vẫn là mẫu nhà với khung thép tiền chế và thiết kế mái chóp nhọn rất đẹp mắt, tuy nhiên, ngôi nhà này được sử dụng các tấm tôn tối màu và tôn giả gỗ thay vì sử dụng các vật liệu truyền thống như gạch, xi măng, nhằm giúp tiết kiệm chi phí xây dựng và tạo nên vẻ đẹp khác lạ cho ngôi nhà của bạn.

7. Nhà tiền chế mái thái đơn giản và rộng rãi

Thoạt nhìn, khó có thể nhận ra đây là một ngôi nhà tiền chế, bởi phong cách thiết kế của ngôi nhà này rất giống một ngôi nhà gạch truyền thống. Với mẫu nhà này, phần móng nhà được nâng cao để không bị ngập nước khi trời mưa và kết hợp thêm hệ thống lan can mặt tiền bắt mắt giúp ngôi nhà trở nên độc đáo hơn.

8. Nhà mái thái tiền chế hiện đại và tiết kiệm chi phí

Mẫu nhà tiền chế mái thái dân dụng thường được xây dựng bằng khung thép rất chắc chắn ở các nước Châu Âu. Cửa kính được sử dụng  khắp nơi ngay cả trên áo mái cũng được phá cách bởi việc thêm các cửa sổ kính vô cùng lạ mắt. Đây cũng là một mô hình nhà ở mới lạ, nhưng rất đáng để áp dụng!

9. Nhà mái thái tiền chế đơn giản ở nông thôn

Mẫu nhà mái thái với diện tích rộng rãi và được thiết kế mái so le nhau nên rất được ưa chuộng ở những nơi có quỹ đất rộng, đặc biệt là những vùng nông thôn. Cấu trúc của ngôi nhà trông rất đơn giản, nhưng nó rất chắc chắn, bền bỉ trong nhiều năm nhờ khung thép tiền chế và móng nha đôn cao.

nhà tiền chế mái thái nông thôn

10. Nhà tiền chế mái thái trang nhã, nhẹ nhàng

Sự phối hợp hài hòa giữa phần mái thái cách điệu kéo dài phần hiên nhà với những cột nhà bằng gạch vô cùng chắc chắn và phần tường ốp gỗ thể hiện nét phương Tây. Đối với một gia đình từ 3-4 người, mẫu nhà ống nhỏ xinh với những thiết kế độc đáo này rất phù hợp đấy.

Báo giá xây dựng nhà tiền chế mái thái

Chi phí xây nhà khung thép tiền chế mái thái là yếu tố nhất quán để công trình của bạn sẽ như thế nào và cũng là thông tin được nhiều người quan tâm. Thường có nhiều mức chi phí khác nhau, tùy thuộc vào từng loại hình xây dựng và vật liệu thi công khác nhau. Sau đây, Bdbcons sẽ cung cấp giá chi phí xây dựng nhà tiền chế mái thái để các bạn tham khảo và có thể dự toán, cân nhắc được chi phí đầu tư: 

Áp dụng công thức tính chi phí để bạn có thể nhận biết: Đơn giá x Số Kg = chi phí. 

– Đối với  nhà xưởng công nghiệp, nhà kho, nhà để xe diện tích khoảng 150 m2 và chiều cao dưới 7,5 m. Nếu sử dụng cột bê tông và hợp mái tôn chi phí sẽ rơi vào tầm 1.400.000 đồng/m2 đến 2.000.000 đồng/m2. 

– Nếu bạn đã có sẵn nền bê tông và chỉ mở rộng quy mô thì chi phí sẽ dao động từ 600.000đ / m2 đến 1.100.000đ / m2.

– Nhà 1 tầng trệt, 1 tầng lâu hoặc công trình lớn hơn sử dụng bê tông cốt thép thì chi phí là 2.200.000 đồng/m2 cho đến 2.800.000 đồng/m2.

– Tùy theo diện tích, những căn nhà có khẩu độ lớn sẽ dao động từ 1.400.000 đồng/m2 đến 2.400.000 đồng/m2.

Xây dựng nhà tiền chế mái thái ở đâu chất lượng và uy tín

Hiện nay, Bdbcons tự hào là đơn vị thiết kế – sản xuất – thi công các dự án kết cấu thép như: Showroom,nhà Xưởng, Kho Lạnh,… Với nhiều năm hoạt động kinh doanh, từ đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết trong công việc cho tới chất lượng được đảm bảo chắc chắn sẽ không làm cho khách hàng phải thất vọng khi sử dụng sản phẩm và dịch vụ tại công ty. Chúng tôi luôn đưa ra giải pháp tối ưu, tiết kiệm năng lượng giúp khách hàng tiết kiệm chi phí khi đầu tư và trong suốt quá trình hoạt động và luôn cam kết với khách hàng về sản phẩm: An Toàn – Chất Lượng – Tiến Độ.

Mong rằng với thông tin liên quan đến nhà khung thép tiền chế mái thái mà Bdbcons cung cấp qua bài viết trên đây, các bạn có những thông tin cần thiết trước khi đặt hàng và mua hàng. Hãy liên hệ ngay Hàn Việt để được tư vấn và lựa chọn để xây dựng nhà tiền chế mái thái nhé!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *